Skip to Content
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN






Visitor Tracking Visitor Tracking

User Online: 1086
Access in week: 10521
Access in month: 25417
Access in year: 455475
Total visited: 2553462

AN NINH QUỐC PHÒNG AN NINH QUỐC PHÒNG

Thông báo phòng ngừa tội phạm lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội.
Publish date 10/04/2024 | 09:00  | Lượt xem: 142

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều và có diễn biến phức tạp. Các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại mà người dân cần cảnh giác:

1. Giả danh cán bộ tư pháp, Công An:

- Đối tượng sử dụng số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an hoặc Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại. Chúng thông báo rằng bị hại đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án đang được điều tra. Sau đó, đe dọa bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng

- Yêu cầu kê khai tài sản và số tiền mặt: Đối tượng yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Và đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin và không trình báo cho cơ quan Công an.

2. Thông qua mạng Internet, các đối tượng đã thu thập hình ảnh, giọng nói của người dùng trên mạng xã hội, sử dụng công nghệ tạo ảnh động, video giả mạo người dùng đang nói chuyện trực tuyến với cùng khuôn mặt, âm điệu giọng nói và cách xưng hô kết bạn với nạn nhân trong danh sách bạn bè và nhắn tin vay mượn tiền theo kịch bản sẵn có.

3. Lợi dụng quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động của các nhà mạng viễn thông, đáp ứng yêu cầu đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các đối tượng gọi điện cho bị hại tự xưng là nhân viên Cục viễn thông, Trung tâm viễn thông,... để yêu cầu nạn nhân nhắn tin theo cú pháp đối tượng đưa ra. Sau khi bị hại gửi thành công tin nhắn đã soạn theo cú pháp trên, bị hại sẽ mất quyền kiểm soát Sim, mọi cuộc gọi đến thuê bao của người dùng lập tức được chuyển tiếp đến số điện thoại của đối tượng để dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, ví điện tử, ... của nạn nhân bằng cách đăng nhập và chọn tính năng “Quên mật khẩu”. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ gửi mã xác thực (OTP) đến Sim điện thoại đối tượng vừa chiếm đoạt, từ đó dễ dàng chiếm đoạt được tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, ví điện tử của nạn nhân. Sau đó, đối tượng dễ dàng chiếm đoạt tiền của nạn nhân trong tài khoản ngân hàng, ví điện tử, sử dụng các tài khoản mạng xã hội.

4. Các đối tượng mạo danh nhân viên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok shop...) tuyển cộng tác viên làm các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng tăng tương tác, doanh số... theo các đơn hàng bất kỳ mà chúng gửi, hứa hẹn trả tiền công và lợi nhuận cao từ 10% đến 30%. Đối với đơn hàng có giá trị nhỏ, đối tượng chuyển lại tiền gốc và hoa hồng đầy đủ để tạo niềm tin cho bị hại, sau đó yêu cầu bị hại thanh toán đơn hàng giá trị lớn hơn. Khi bị hại chuyển tiền, chúng đưa ra các lý do: người cộng tác vi phạm quy định như lỗi nhắn tin sai cú pháp, chuyển vượt quá định mức số tiền thanh toán trong ngày, quá hạn... dẫn đến tài khoản bị khóa và yêu cầu bị hại chuyển tiền thêm nhiều lần để bảo lãnh, xác minh tài khoản... thì mới cho rút lại tiền gốc và lãi. Đối tượng đưa bị hại vào tình trạng muốn lấy lại tiền, tiếc tiền nên phải theo cho đến khi hết khả năng thanh toán thì mới biết bị lừa.

5. Sử dụng các thiết bị phát sóng di động (trạm BTS) giả để phát tán tin nhắn mạo danh các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng: Đối tượng sử dụng những thiết bị công nghệ cao được sản xuất ở nước ngoài, thiết lập trạm thu, phát sóng di động (trạm BTS) giả của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, từ đó thu thập thông tin thuê bao di động và thông tin thiết bị rồi phát tán tin nhắn giả mạo

Vậy, UBND xã Nguyên Khê khuyến cáo người dân hãy nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức và thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh; hãy cẩn thận và không để rơi vào bẫy của tội phạm lừa đảo qua điện thoại.