Skip to Content
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN








Visitor Tracking Visitor Tracking

User Online: 1049
Access in week: 10608
Access in month: 25504
Access in year: 455562
Total visited: 2553549

PHÒNG CHỐNG DỊCH VIÊM PHỔI CẤP PHÒNG CHỐNG DỊCH VIÊM PHỔI CẤP

Bệnh dại, cách phòng ngừa và điều trị
Publish date 15/03/2024 | 09:00  | Lượt xem: 114

Theo Bộ Y tế, số người mắc bệnh dại trong 2 tháng đầu năm nay cao gấp đôi so với cùng kỳ 2023, Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong. Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh dại có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày. Nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương. Để chủ động phòng ngừa bệnh dại, UBND xã thông tin tới nhân dân được biết về bệnh Dại, cách phòng ngừa và điều trị, hạn chế tới mắc thấp nhất thiệt hại do bệnh Dại gây ra.

1. Bệnh dại là gì

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại (thường là chó, mèo, khỉ...), đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2-8 tuần sau khi bị động vật cắn. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, suy nhược, tê liệt, co thắt cơ, nuốt khó, co giật. Tử vong thường xảy ra trong vòng chưa đầy một tuần do liệt hô hấp.

Không có thuốc chữa bệnh. Hiệu quả nhất là phòng ngừa thông qua tiêm chủng.

2. Phòng ngừa bệnh Dại

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh dại và cách phòng chống bệnh dại, nhất là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc

Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở súc vật, những nơi mua bán súc vật nhất là chó, mèo.

Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi.

Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.

Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin dại hoặc vắc xin + huyết thanh kháng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt.

3. Các biện pháp điều trị bệnh Dại

Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau:

- Rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20%

- Bôi chất sát khuẩn: cồn iod đậm đặc để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn

- Không khâu vết thương. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày

- Gây tê tại vết thương để ngăn cản sự tiến triển của virus.

- Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.

Tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn:

Biên tập: Thanh Tâm

Nguồn: https://www.vinmec.com